Ưu tiên bằng cấp hay kinh nghiệm sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, cũng khó đánh giá cái nào sẽ mang lại thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tự hỏi bằng cấp hay kinh nghiệm sẽ phục vụ tốt hơn trong việc duy trì việc làm và phát triển sự nghiệp?
Đánh giá bằng cấp hay kinh nghiệm quan trọng hơn mang tính chủ quan từ mỗi cá nhân, mỗi nhà tuyển dụng cũng như đặc điểm của nhu cầu công việc. Chính vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, cán cân sẽ lệch hơn về một trong hai bên.
Bằng cấp chuyên môn
Thực tế hiện nay, có thể bằng cấp là bằng chứng về các kỹ năng cần thiết cần có được cho một công việc mới. Tuy nhiên, chỉ một số ít ngành nghề đặc thù như kế toán, luật, giáo dục thì bằng cấp là điều tiên quyết. Mặc dù vậy, các trường đại học học cũng cần có sự cải thiện về chương trình học, các cơ hội trải nghiệm thực tế nên được đưa vào chương trình học nhằm đảm bảo sinh viên có thể áp dụng được các kiến thức cũng như kỹ năng đã được học đẩ giải quyết các vấn đề trong thực tế môi trường việc làm
Ví dụ, nếu định hướng theo đuổi các công việc đòi hỏi năng lực nghiên cứu, bằng cấp vẫn được nhiều nhà tuyển dụng coi trọng. Các công việc như giảng viên đại học, giáo viên, nghiên cứu viên trong các lĩnh vực khoa học (cả tự nhiên lẫn xã hội), bác sĩ, luật sư…. đòi hỏi bằng cấp cao là điều tất yếu, thậm chí nhiều ngành nghề kỳ vọng ở ứng viên tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ.
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm được đánh giá cao vì nó cho thấy ứng viên đã quen thuộc với các xu hướng, công nghệ và thông lệ mới nhất trong một lĩnh vực cụ thể. Ngoài các kỹ năng cứng cụ thể là cần thiết, thì một số kỹ năng mềm nhất định liên quan đến tất cả các ngành cũng cần thiết cho các công việc mới bắt đầu. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp và khả năng thích ứng là một số phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những nhân viên tiềm năng.
Theo báo cáo của Burning Glass Institute, đơn vị chuyên nghiên cứu các khía cạnh của thị trường lao động, có trụ sở tại Mỹ, tỷ lệ phần trăm công việc yêu cầu bằng đại học giảm từ 51% (năm 2017) xuống 44% (năm 2021). Tỷ lệ người Mỹ từ 18-29 tuổi coi giáo dục “rất quan trọng” cũng giảm từ 74 xuống 41% chỉ trong 6 năm.
Nói vậy để thấy, xu hướng ưu tiên kinh nghiệm hơn bằng cấp khá rõ ràng tại thị trường lao động nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Song, khi nhìn vào một số nhóm ngành nghề cũng như định hướng công việc của nhiều người, bằng cấp vẫn đóng vai trò quan trọng.
Kết luận
Trong tương lai, sự thay đổi về năng lực và kỹ năng có thể trở thành yếu tố quan trọng hơn so với bằng cấp. Các ngành công nghiệp ngày càng chuyển đổi và đòi hỏi nhân sự có khả năng thích ứng nhanh chóng, sáng tạo, và có kỹ năng mềm tốt. Trong khi bằng cấp vẫn quan trọng, nhưng nó có thể không đảm bảo sự thành công nếu thiếu đi khả năng thực tế và ứng dụng kỹ năng trong môi trường làm việc thực tế. Do đó, việc liên tục học hỏi, phát triển năng lực, và sẵn sàng thích ứng với thay đổi có thể trở thành chìa khóa quan trọng để đạt được sự nghiệp thành công trong tương lai
CEO của Upwork cho biết, ông không khẳng định rằng việc học tập theo phương pháp truyền thống là phí tiền của và thời gian cho mọi người. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần phải lưu ý là tương lai của công việc sẽ không phải là bằng cấp mà là những kỹ năng. Mọi cá nhân cần nhận thức học tập không chỉ lấy bằng cấp mà đó là một quá trình học tập suốt đời.
Theo Báo Dân Trí