Xây dựng thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành xu hướng nổi bật tại Việt Nam trong gần đây và tương lai. Xu hướng này xuất hiện bởi sự phát triển của các mạng xã hội cùng sự gia tăng nhận thức, quan điểm sống của đại đa số các bạn trẻ, những người trẻ với nền tảng trí thức được đào tạo trong nhiều môi trường chuyên nghiệp. Với cá nhân Vũ thì điều này là một tín hiệu đáng mừng cho xu hướng phát triển thương hiệu và môi trường sáng tạo Việt Nam.

Thương hiệu cá nhân (Personal Branding) là gì?

Mặc dù được nhắc khá nhiều nhưng ít bạn trẻ Việt Nam hiện nay hiểu rõ khái niệm này. Thương hiệu cá nhân là hình ảnh tổng thể và ấn tượng mà một cá nhân tạo ra và quản lý để đại diện cho bản thân họ trong mắt người khác. Nó không chỉ bao gồm hình ảnh ngoại hình, mà còn liên quan đến giá trị, kỹ năng, và tư duy cá nhân của một người. Và quan trọng hơn hết, thương hiệu cá nhân khiến người khác nhớ đến và cảm thấy nổi bật giữa đám đông, được biểu hiện qua các hành động, việc làm ở các khía cạnh như học tập, cuộc sống, các mối quan hệ.

Tại sao nên xây dựng thương hiệu cá nhân?

Có một sự thật là: Ngày nay việc nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội trong quá trình phỏng vấn dần trở nên phổ biến hơn. Vì vậy dù bạn là CEO, lãnh đạo đội nhóm, hay chỉ là nhân viên bình thường, thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng quan trọng hơn bao giờ hết.

Tạo dựng ấn tượng mạnh mẽ và sự uy tín

Một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ giúp cá nhân tạo ra ấn tượng tích cực trong mắt người khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận về cá nhân và cơ hội có thể nhận được. Việc tạo ra ấn tượng mạnh mẽ từ thương hiệu cá nhân đòi hỏi sự kết hợp đầy đủ giữa chất lượng, độ nhất quán và sự chuyên nghiệp. Mỗi hành động và quyết định trong quá trình này đều đóng góp vào việc hình thành một hình ảnh đặc trưng và độc đáo. 

Ngoài ra, một thương hiệu cá nhân rõ ràng và chất lượng giúp tăng cường uy tín của bạn trong ngành nghề và cộng đồng. Người ta thường tin tưởng và chọn lựa những người có uy tín tốt.

Nâng cao cơ hội nghề nghiệp

Xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ là một quá trình tạo ra ấn tượng cá nhân mạnh mẽ mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho nhiều cơ hội nghề nghiệp. Bằng cách tập trung vào việc xác định giá trị, kỹ năng và đặc điểm riêng của bản thân, người ta có thể tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và độc đáo, từ đó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và đối tác ngành nghề.

Bên cạnh đó, thương hiệu cá nhân còn giúp cá nhân đó nổi bật trong đám đông. Khi có một thương hiệu cá nhân riêng biệt, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận diện bạn giữa đám đông ứng viên. Điều này tăng khả năng được chọn lựa cho các vị trí nghề nghiệp và dự án quan trọng.

Phát triển mạng lưới quan hệ mạnh mẽ

Thương hiệu cá nhân không chỉ là một định danh trực tuyến, mà còn là một cơ hội để xây dựng mối quan hệ trực tiếp và chiều sâu. Thông qua việc chăm sóc và phát triển thương hiệu cá nhân sẽ tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và độc đáo về bản thân. Điều này đã giúp thu hút sự chú ý và tạo nên những cơ hội gặp gỡ mới trong ngành nghề. Mỗi nội dung chia sẻ, mỗi tương tác trên mạng xã hội đều là cơ hội để kết nối và làm quen với những người cùng quan tâm và chia sẻ giá trị.

Thương hiệu cá nhân chính là cầu nối, giúp kết nối với những người có cùng sứ mệnh và giá trị. Những mối quan hệ xây dựng thông qua thương hiệu cá nhân không chỉ giúp tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mà còn tạo nên một cộng đồng hỗ trợ, nơi mà có thể chia sẻ và học hỏi từ những người xuất sắc trong lĩnh vực của mình.

Quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân 3T đơn giản

Xây dựng thương hiệu cá nhân không khó và cũng không cần quá nhiều giai đoạn. Xây dựng thương hiệu cá nhân yêu cầu người thực hiện phải sở hữu tính cách nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình đặt ra với thời gian tính bằng nhiều năm.

Bước 1: Thấu hiểu bản thân

1.1. Đối mặt với nỗi sợ

Hãy liệt kê những nỗi sợ mà bạn che giấu, bạn cần viết chúng ra và đối mặt với chúng, không cần giấu chúng nữa, bạn có thể cho mọi người biết những điều này một cách trung thực và nhìn nhận chúng là những sai lầm của quá khứ.

Điều này giúp bạn không mệt mỏi vì phải nói dối trong tương lai. Sai lầm không đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta dành quá nhiều thời gian và tâm trí để che giấu chúng. Khi không còn gì khiến bạn sợ hãi, sẽ không ai có thể cản trở con đường đến mục tiêu. Cách xác định nỗi sợ rất đơn giản, bạn hãy liệt kê những lần nói dối gần đây của mình, tìm kiếm xem bạn thường phải che giấu hoặc né tránh về chủ đề nào liên quan tới cá nhân mình.

Hãy là chính bạn, chấp nhận cả khiếm khuyết và mọi sai lầm, đó có thể là sự khác biệt và là lợi thế. Đừng gồng mình thay đổi để trở thành một người khác.

Nguồn: Vũ Digital

1.2. Xác định chuyên môn đặc thù

Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh đã đưa ra chiến lược tập trung, ông cho rằng các doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế lớn nếu tập trung tài nguyên của mình vào những thị trường hẹp, nhất định, hay còn được gọi là “thị trường ngách.” Lý thuyết này theo Vũ là tuyệt vời và nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công. 

Khác với thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân không phải xác định “thị trường ngách”, thay vào đó, mỗi cá nhân cần xác định chuyên môn đặc thù. Đây là phạm vi kiến thức mà bạn muốn tập trung năng lượng và thời gian khi thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân. Là một “cái ao” phù hợp với tiềm năng, kỹ năng của bản thân. Xác định chuyên môn đặc thù giúp bạn dễ dàng tập trung và tránh đối đầu các thương hiệu cá nhân khác.

1.3. Xác định những giá trị mà bạn sở hữu

Không ai hiểu bạn hơn chính bản thân mình, bạn cần xác định những giá trị mình sở hữu và những giá trị bạn đang tạo ra cho cộng đồng. Để làm được điều này, bạn cần nhìn vào quá trình phát triển của bản thân, nhìn vào những điểm tích cực mà bạn đã mang đến cho thế giới. 

Trò chuyện hoặc tạo những bảng khảo sát ngắn với những người thân quen của bạn cũng đem đến những thông tin giúp bạn xác định những giá trị tuyệt vời. Kết quả của giai đoạn này là một khung giá trị, hãy cố gắng liệt kê và loại bỏ chúng để tìm thấy ba giá trị khác biệt nổi trội.

1.4. Biết điều mình thích và muốn làm

Còn gì vui hơn khi làm điều mình yêu thích và đam mê phải không? Nếu bạn là một người thích viết bài và muốn chia sẻ nhiều kiến thức tốt đẹp cho cộng đồng, chiến lược content marketing sẽ rất phù hợp. Ngược lại, nếu bạn không biết quay phim hoặc biên tập video, hãy tránh xa Youtube. 

1.5. Đặt ra mục tiêu

Mọi con đường đều như nhau nếu như bạn không biết mục tiêu của cuộc hành trình, vì thế, bạn cần đặt ra mục tiêu của mình. Hãy sử dụng phương pháp liệt kê và loại bỏ nhằm tìm kiếm, và chỉ giữ lại một mục tiêu cuối cùng.

Bước 2: Tạo nhận diện cá nhân

2.1. Hình ảnh đại diện

Về thương hiệu cá nhân, mọi người có xu hướng yêu thích tương tác giữa người với người hơn là người với thương hiệu, doanh nghiệp.

Thương hiệu doanh nghiệp cần thiết kế logo bởi lẽ thương hiệu doanh nghiệp không phải là một thực thể, nó được tạo ra trong trí tưởng tượng của chúng ta, vì thế nó cần một thiết kế logo để đại diện cho chính nó và cho doanh nghiệp. Thương hiệu cá nhân thì khác. Thương hiệu cá nhân thì khác, chúng ta được sinh ra với một khuôn mặt không thể nhầm lẫn với bất kỳ một ai khác trên thế giới. Và nếu như bạn không muốn ai đó nhìn thấy khuôn mặt của mình vì những lý do như “không ăn ảnh”, “không thích chụp hình”, “giữ sự riêng tư”… thì không thể nào bạn có thể tạo nên thương hiệu cá nhân của bản thân.

Chính vì vậy, đừng lo lắng về sự thay đổi ngoại hình do tác động của thời gian khi  bạn hoặc ai đó có sự so sánh trong hình ảnh với đời thực, mọi người sẽ chấp nhận, miễn là nó thực tế. Một lời khuyên là xin đừng “photoshop” quá đà hoặc trang điểm quá đậm, hãy giữ nguyên bản sắc của mình và chân thật.

2.2. Từ khóa theo đuổi

Trong thương hiệu có một thuật ngữ quan trọng khi xây dựng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng cần điều tương tự, nhưng cần được hiểu đơn giản hơn đó là từ khoá mà bạn theo đuổi: Từ khóa này là một danh từ liên quan tới chuyên môn đặc thù mà bạn đã xác định.

2.3. Xây dựng đặc tính cá nhân

Đặc tính là nội dung giúp bạn khác biệt so với phần còn lại của thế giới, khi xây dựng thương hiệu cá nhân bạn cần tìm thấy và theo đuổi đặc tính đó.

2.4. Tuyên ngôn thương hiệu cá nhân

Tuyên ngôn thương hiệu cá nhân giúp bạn dễ dàng giới thiệu với người khác qua một đoạn văn ngắn, nó cũng hữu ích trong việc giúp bạn chia sẻ giới thiệu về mình trên các mạng xã hội.

Cú pháp gợi ý: [Tính từ] + [hành động của bạn] + [chuyên môn đặc thù] + [giá trị bạn đem lại cho cộng đồng] 

2.5. Viết ra câu chuyện bản thân

Để xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững trong thời đại ngày nay thì sự thật là nguyên tắc quan trọng số một. Mọi câu chuyện cần được xây dựng trên nền tảng là sự thật, như Vũ đã chia sẻ tại 1.1, đừng phí thời gian và năng lượng của mình để che giấu bất kỳ điều gì và sự thật bao giờ cũng hấp dẫn.

Bước 3:

Đây là thời điểm quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu cá nhân, như đã chia sẻ, giai đoạn cuối cùng này quyết định chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân có thành công hay không. Thông qua giai đoạn 1 và 2, bạn đã xác định được những nội dung nền tảng.

Giai đoạn 3 bạn cần thực hiện sáng tạo, thiết kế nội dung và hình ảnh, sau đó truyền tải chúng qua những nền tảng sau:

3.1 Lên kế hoạch

3.2 Xây dựng nội dung

3.3 Blog

3.4 Mạng xã hội

Như vậy, xây dựng thương hiệu cá nhân thì cần nhớ rằng cá nhân bạn là người thực hiện chính yếu, không ai có thể giúp đỡ bạn nhiều. Những người chuyên tư vấn thương hiệu cá nhân sẽ hiệu quả với bạn trong giai đoạn đầu, giai đoạn phân tích và xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân, nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn có thực hiện và duy trì chiến lược đó liên tục hay không.

Theo Vũ Digital

Categorized in: